10 sai lầm các Startup thường mắc phải

Trần Thế Cường - 14/03/2016

Bên cạnh việc phải đối mặt với muôn vàn thách thức vì phải cố gắng xây dựng một công ty “từ mặt đất đi lên”, thì các nhà sáng lập còn phải đối mặt với việc thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Dù cho ý tưởng của họ là vô cùng tuyệt vời, nhưng các vấn đề phức tạp luôn nảy sinh, chẳng hạn như cách quản lý doanh nghiệp trẻ, hệ thống xử lý tài chính, hay làm sao thuê nhân viên với một khoản ngân sách eo hẹp, ...

Từ đó, nhiều Startup phải chấp nhận thất bại và tạm dừng hoạt động của mình. Để chắc chắn rằng tương lai không xuất hiện thêm quá nhiều thất bại, bài viết dưới đây đưa ra 10 sai lầm mà các Startup thường mắc phải, và hãy tránh xa chúng bằng mọi giá.

1. Hoạt động một mình

Có bao nhiêu Startup thành công với chỉ 1 người sáng lập? Oracle của Larry Ellison là một trường hợp ngoại lệ.

Thật vậy, thành lập một công ty là một công việc không đơn giản, thường phải có sự góp mặt của nhiều hơn 1 người. Bởi đôi khi có một số việc rất ít người có thể thực hiện được một mình, hay thật quá khó khăn để đi tiếp mỗi khi gặp thất bại mà không có sự khích lệ từ người khác. Rồi một loạt vấn đề như nghiên cứu thị trường, sản xuất sản phẩm, xây dựng hệ thống dịch vụ và quản lý tài chính.

Trong hầu hết các trường hợp, việc một mình giải quyết tất cả những điều trên gần như là bất khả thi. Sự hỗ trợ từ bạn bè và các đồng nghiệp sẽ giúp cho việc khởi đầu Startup của bạn diễn ra suôn sẻ hơn nhiều.

Image title


2. Lười biếng trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh

Một kế hoạch kinh doanh đúng đắn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự thành công. Để xây dựng kế hoạch, bạn cần trả lời được toàn bộ các câu hỏi sau đây:

Mục tiêu của công ty là gì? Các khách hàng tiềm năng là ai? Đâu là nhiệm vụ và giá trị của công ty? Hướng mong muốn của công ty là gì? Ai là đối thủ cạnh tranh và họ đang làm gì? Làm cách nào để đo lường sự thành công?

Nói cách khác, một kế hoạch kinh doanh phải xác định được gần như mọi vấn đề khi phát triển Startup. Và bất cứ khi nào công ty gặp khó khăn, hay bạn mạo hiểm bắt đầu một thứ gì đó mới, hãy tham khảo kế hoạch ngay từ đầu mình đã vạch ra.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng không cần quá khuôn mẫu, nhưng điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xác định hướng phát triển dài hạn của công ty.

Image title

3. Chi tiêu không hợp lý

Hầu như tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ đều phải dùng đến tiền. Chi tiêu hợp lý giúp bạn giảm bớt rất nhiều khó khăn trong kinh doanh.

Người sáng lập thường vướng vào rất nhiều cám dỗ, sử dụng tiền để chi tiêu vào các vấn đề không cần thiết một cách lãng phí.

Một trong những sai lầm nhiều người mắc phải nhất là tiêu quá nhiều tiền. Ban đầu, chủ doanh nghiệp hoặc người sáng lập thường nghĩ rằng công ty nên có càng nhiều nhân viên càng tốt. Do đó, họ thường thuê rất nhiều người về làm việc, và điều này đồng nghĩa với việc túi tiền của họ cạn kiệt một cách nhanh chóng. Để tránh mắc phải sai lầm này, hãy tuyển dụng những nhân viên thực sự cần thiết cho công việc, sau đó từng bước một đẩy số lượng nhân viên lên tuỳ vào sự phát triển của công ty.

Nếu một quỹ đầu tư mạo hiểm trao cho công ty một khoản tiền lớn, việc chi tiêu hợp lý sẽ giúp thu được lợi nhuận cao.

Điều gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp đột nhiên phải chi rất nhiều tiền? Nếu kế hoạch ban đầu gặp trục trặc, phải sử dụng kế hoạch dự phòng? Chuyện gì xảy ra nếu nhà đầu tư rút vốn khỏi công ty hoặc khách hàng không trả tiền? Nếu một yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh tiêu tốn chi phí quá nhiều? Làm sao có tiền để xử lý những tình huống như vậy?

Một doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động trơn tru khi nguồn tài chính không được quản lý và sử dụng một cách thích hợp. Hãy tìm một người làm tốt việc này để giúp đỡ bạn.

Image title

4. Thiếu khả năng xoay sở

Doanh nhân nào cũng sẽ nói rằng thông thường họ không bao giờ đi theo kế hoạch. Trước đây, Nokia từng có một nhà máy giấy, và một nhà máy sản xuất ủng cao su. Và ngày nay, Nokia là một công ty viễn thông.

Odeo từng phát triển nền tảng podcasting (việc ghi âm kỹ thuật số một chương trình phát thanh hoặc chương trình tương tự như vậy, phát trên Internet để tải xuống máy nghe nhạc cá nhân). Nhưng khi Apple bắt đầu phát triển nền tảng này, điển hình là Ipod, Odeo buộc phải thay đổi. Hiện giờ, Odeo trở thành kênh truyền thông xã hội, được cả thế giới biết đến với cái tên Twitter.

Để chứng minh bản thân là người chủ doanh nghiệp thành công, hãy luôn chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những điều tồi tệ có thể xảy đến, linh hoạt trong việc chuyển hướng kinh doanh nếu kế hoạch ban đầu không đi theo đúng lộ trình đã đặt ra.

5. Tầm suy nghĩ quá nhỏ bé

Thành công rất khó đến với những doanh nhân chỉ nhắm đến một thị trường nhỏ lẻ. Nhà đầu tư Paul Graham, người sáng lập Startup Y Combinator, giải thích: Nhiều doanh nhân tin tưởng rằng tập trung vào các thị trường nhỏ lẻ sẽ tránh được việc phải cạnh tranh khốc liệt với đối thủ cùng ngành nghề. “Nếu bạn làm bất cứ điều gì thật tốt, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Bạn chỉ có thể tránh việc cạnh tranh bằng cách loại bỏ những ý tưởng tốt.” Paul nói.

Image title

6. Lựa chọn địa điểm kinh doanh không thuận lợi

Chọn được vị trí đặt cửa hàng đẹp sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc kinh doanh.

Ví dụ, Rowland H.Macy khi bắt đầu kinh doanh có mở một cửa hàng ở Massachussetts nhưng không thuận lợi. Sau đó, ông chuyển cửa hàng về Sixth Avenue ở thành phố New York và ông đã thành công. Từ đây, tập đoàn bán lẻ khổng lồ Macy ra đời.

Trên thực tế, nhiều công ty công nghệ thành công có xu hướng phát triển mạnh ở các trung tâm công nghệ cao như Silicon Valley, Seatle, Portland, Ore. Và Boston.

Nhưng có một lý do khác cho thấy việc lựa chọn vị trí kinh doanh quan trọng như thế nào: các nhà đầu tư mạo hiểm. Graham nhận ra rằng đa phần các nhà đầu tư mạo hiểm thường tìm đến Startup có vị trí cách họ khoảng 1 giờ đi xe. Điều này có thể do nhà đầu tư thường biết đến các Startup thông qua mạng lưới của họ. Vì vậy, để nhận được tài trợ, vị trí của Startup cần được đặt ở gần với nhà đầu tư.

Image title

7. Bỏ qua sự linh cảm

Linh cảm là thứ mà một doanh nhân nên có. Đó có lẽ là lý do nhiều người thường đưa Startup của mình đi xa hơn người khác. Vì vậy đừng bỏ qua sự linh cảm, hãy sử dụng nó như một lợi thế trong công việc kinh doanh.

Nhưng bạn phải chắc chắn rằng những linh cảm ấy không gây mất cân bằng với những gì bạn đang có. Bạn nên nghiên cứu lại chiến lược phát triển kinh doanh và các chỉ số quan trọng để đưa ra các quyết định phù hợp.

8. Khời động vào một thời điểm không thích hợp

Khi khởi động một Startup, thời gian là tất cả mọi thứ. Ngoại trừ một vài trường hợp nằm ngoài tầm kiểm soát (như biến động của nền kinh tế hay các thảm hoạ tự nhiên), thì hoàn toàn có thể sắp xếp được một thời điểm hợp lý để bắt đầu. Không nên bận tâm vào việc phải thực hiện mọi thứ quá khoa học, chỉ cần chắc chắn rằng công ty của bạn không khởi động quá sớm hoặc chờ đợi quá lâu.

Khởi động quá sớm có thể gây khó khăn cho toàn bộ doanh nghiệp. Hãy xem xét những khía cạnh sau: Đây có phải là một sản phẩm hoặc dịch vụ mà mọi người thực sự mong muốn? Sản phẩm (dịch vụ) này sẵn sàng xuất hiện trên thị trường chưa?

Không có gì tồi tệ hơn việc tung ra một sản phẩm mà thị trường chưa có nhu cầu chỉ để đánh bại các đối thủ cạnh tranh hoặc thu về lợi nhuận. Hãy chắc chắn rằng Startup được chuẩn bị kỹ càng trước khi khởi động.

Ngược lại, không nên trì hoãn quá lâu, nếu không số tiền mà bạn có sẽ bị cạn kiệt dần, hoặc đối thủ cạnh tranh sẽ công bố sản phẩm với thị trường trước. Thời gian sẽ dần hoàn thiện sản phẩm của bạn.

Image title

9. Sai lầm trong việc tuyển dụng nhân viên

Việc thuê người không nên diễn ra quá nhanh, điều đó sẽ làm tiêu hao nguồn tài chính của doanh nghiệp. Nhưng trong quá trình tuyển dụng cần liên tục tinh chỉnh để tìm được những nhân viên phù hợp.

Nhiều Startup đã phải dừng lại do nhân viên không phù hợp với công ty, thiếu kinh nghiệm trong công việc, hoặc chỉ đơn giản là tính cách không hợp nhau. Hãy chắc chắn rằng nhân viên đủ điều kiện để làm việc khi doanh nghiệp bắt đầu khởi động.

Và mọi thứ phải được ghi chép lại đầy đủ. Không ai mong muốn việc một nhân viên cũ kiện công ty của mình chỉ vì mọi thoả thuận được quyết định thông qua một cái bắt tay.

Image title

10. Có quá nhiều tác động từ bên ngoài

Cho dù đó là một lời khuyên, hay một lời chỉ trích, thì mọi phàn hồi từ bên ngoài đôi khi là một sự trợ giúp tuyệt vời. Facebook đã có thể thất bại nếu Sean Parker không để nghị Mark Zuckerberg chuyển đến California và đổi tên dự án từ Thefacebook thành Facebook.

Tất nhiên rằng việc có quá nhiều luồng phản hồi thường gây hiệu quả không tốt. Trong quá trình hoạt động của một công ty, sẽ có rất nhiều người đóng góp ý kiến mà họ cho là tốt nhất cho công ty đó. Nếu toàn bộ những ý kiến này được tiếp nhận, doanh nghiệp sẽ dần đi chệch khỏi kế hoạch ban đầu đã vạch ra. 

Mặc dù Zuckerberg nghe theo lời khuyên của Parker, nhưng anh vẫn giữ mục đích của mình khi sáng lập Facebook. Anh không áp dụng mọi ý kiến mình nhận được, Zuckerberg chỉ làm theo những lời khuyên có lợi cho sự phát triển của công ty.

Thực hiện:

TIN LIÊN QUAN