Nhà đầu tư thiên thần "Angel investor" là ai?

Trần Thế Cường - 14/03/2016

Nhà đầu tư thiên thần - Angel Investor : Đây là những nhà đầu tư với số vốn nhỏ, thường xuất phát từ tài sản cá nhân và họ thường đầu tư vào các startup khi sản phẩm chỉ mới bước đầu thử nghiệm.

Khái niệm Angel Investor bắt nguồn từ sân khấu kịch Broadway. Trước đấy, những Mạnh Thường Quân hào phóng móc hầu bao để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các đoàn kịch được gọi là các Angel. Sau này, vào năm 1978, khi một giáo sư của trường đại học New Hamshire bắt đầu thực hiện một nghiên cứu về các nhà đầu tư và các công ty khởi nghiệp tại Mỹ, ông bắt đầu sử dụng khái niệm Angel Investor để chỉ các nhà đầu tư dạng này.

Còn theo anh Đỗ Hoài Nam, CEO Seespace, lại cho rằng nguồn gốc của Angel Investor xuất phát từ tình bạn giữa  Friedrich Engels và Karl Marx (Người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội Khoa học). Theo anh Nam, chính Engels là người đã “đầu tư” tiền bạc, và cả tinh thần cho Marx để ông này có thời gian chuyên tâm nghiên cứu những vấn đề về giai cấp, đặc biệt là trong gia đoạn Marx viết nên quyển “Tuyên nguyên của Đảng Cộng sản”. Từ đó “Angel” được dùng để chỉ cho những người đầu tư tốt bụng như thế.
Vì tính chất đặc thù của công ty giai đoạn khởi nghiệp là quá nhỏ, quá non và quá ít mối quan hệ, cùng với việc lượng tiền cần từ nhà đầu tư lúc đó hầu như không quá lớn nên các nhà đầu tư thiên thần, Angel Investor, là hợp lý và dễ tiếp cận nhất. Họ đóng vai trò như cầu nối dành cho các entrepreneur trong giai đoạn trước khi tìm đến những nhà đầu tư lớn.

Khái niệm Angel Investor ở Việt Nam chỉ mới xuất hiện gần đây nên phần lớn những nhà đầu tư thiên thần chủ yếu đã khởi nghiệp hoặc lãnh đạo tại các công ty. Họ đặc biệt quan tâm tới giai đoạn phát triển ban đầu của các mô hình kinh doanh và muốn đầu tư một phần vì họ mong chúng thành công hơn là kì vọng vào lợi nhuận sẽ mang lại sau này. Trong một số trường hợp khác, họ bị ấn tượng bởi đam mê và nhiệt huyết của những nhà khởi nghiệp và quyết định hỗ trợ một phần kinh phí để giúp công ty hoạt động. Rất nhiều công ty khởi nghiệp thích các Angel Investor hơn nhiều so với các quỹ đầu tư mạo hiểm vì họ ghét cách mà những ông lớn chèn ép mình.

Image titleVậy có những kiểu Angel Investor nào?

Các Angel Investor không chỉ mang theo vốn. Nếu dự án startup của bạn có những nhà đầu tư thiên thần sẵn sàng rót vốn vào thì đó là một điều may mắn. Nhưng có nhiều trường hợp các startup cùng lúc có đến 2 hoặc 3 nhà đầu tư muốn rót vốn vào. Lựa chọn loại Angel Investor nào phù hợp với startup trong giai đoạn hiện tại cũng là một điều hết sức quan trọng. Nhìn chung, các Angel Investors thường sẽ rơi vào 7 loại dưới đây:

1. Connectors - Nhà đầu tư kết nối

Những Angel Investor kiểu này thường có các mối quan hệ sâu rộng và thường làm việc trong lĩnh vực sales hoặc phát triển kinh doanh trước khi trở thành Angel Investors. Họ có thể giới thiệu, kết nối và tư vấn về cấu trúc, hỗ trợ đàm phán các thương vụ - những yếu tố quyết định sự thành bại của công ty. Họ nắm giữ trong tay những thông tin quý giá về các giao dịch và nguồn khách hàng giúp các doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh của mình. Điển hình của kiểu nhà đầu tư này là Ronald Conway, là một trong số những Angel Investors nổi tiếng nhất tại Sillicon Valley, với network rộng rãi và hỗ trợ nhiều start-ups phát triển. Ông là sáng lập viên của quỹ Angel Investors LP Funds và đã đầu tư hàng trăm start-ups tại Sillicon Valley từ giữa thập niên 90, bao gồm Google, Facebook, Dropbox, Zappos, Square, Airbnb, Pinterest, Foursquare, Twitter. Trước đây, ông từng làm Marketing tại một tập đoàn lớn, đồng sáng lập Altos Computer Systems, hiện là một công ty niêm yết trên sàn chứng khoán và giám đốc điều hành tại Personal Training Systems (PTS).

2. Product People - Nhà đầu tư phát triển sản phẩm

Những nhà đầu tư thuộc nhóm này thường rất nhanh nhạy khi đánh giá sản phẩm. Họ có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích về việc cải thiện giao diện sản phẩm, viral loops, etc. Cần lưu ý rằng có rất nhiều người tự đánh giá họ là các chuyên gia về sản phầm nhưng thực tế thì những cá nhân thật sự giỏi trong lĩnh vực này chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Roelof Botha và David King là hai chuyên gia điển hình trong việc đánh giá sản phẩm.

Image title

3. Tacticians & Builders - Nhà đầu tư chiến thuật và xây dựng

Nhóm này thường bao gồm những nhà đầu tư hiện đang là doanh nhân hoặc nhà điều hành. Họ là những người thực tế và sẽ không bao giờ đưa ra những lời khuyên chung chung (ví dụ: luôn luôn phải chọn những người xuất sắc nhất vào đội) như các Angel Investor khác hay làm. Thay vào đó, họ sẽ cung cấp cho bạn một danh sách những ứng cử viên tiềm năng và cho hướng dẫn bạn làm sao có thể chọn được người phù hợp nhất. Hầu hết các Angel Investor đều rất xuất sắc khi đưa ra những chiến lược cấp cao, nhưng điều đó lại không mang ý nghĩa gì nhiều. Kỹ năng của nhóm nhà đầu tư này trên thực tế quan trọng hơn những gì mọi người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, bản thân những nhà đầu tư thuộc nhóm này sẽ khá bận rộn, các startup nên thường xuyên cập nhật tình hình, chủ động hỏi và đề đạt các khó khăn, vấn đề của doanh nghiệp mình. Những nhà đầu tư trong nhóm này không chỉ đưa ra lời khuyên mà còn hỗ trợ và đưa ra giải pháp thiết thực, nhanh chóng.

4. Smart Business People - Nhà dầu tư kinh doanh

Bạn nghĩ gì về doanh nghiệp của mình? Bạn sẽ kiếm tiền như thế nào? Khung giá cả của bạn là gì, đã có thử nghiệm chưa? Khi nào bạn bắt đầu kiếm tiền thực sự từ sản phẩm của mình? Làm cách nào để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn và phương án marketing nào mà bạn nên áp dụng? Các câu hỏi trên là điều các nhà đầu tư thuộc nhóm này quan tâm và họ cũng sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho start-ups khi các bạn gặp khó khăn trong việc kinh doanh, branding hay marketing.

5. Domain Expert - Nhà đầu tư chuyên gia

Những nhà đầu tư thuộc nhóm này đã có kinh nghiệm điều hành, quản lý trong lĩnh vực mà doanh nghiệp của bạn đang nhắm đến. Họ có thể cho bạn những chiến lược, lời khuyên cụ thể, những hiểu biết và các mối quan hệ khách hàng mà bạn thường phải mất vài tháng nếu tự mày mò tìm hiểu. Giá trị của các nhà đầu tư trong nhóm này thường bị giảm sút theo mức độ hiểu biết của bạn về lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi; Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp ở giai đoạn đầu thì họ rất hữu ích.

6. The Brand - Nhà đầu tư thương hiệu

Những Angel Investor thực sự là những người nổi tiếng. Startup của bạn từ đó sẽ nổi tiếng theo danh tiếng của họ. Tuy nhiên những Investor thuộc nhóm này thường không mang lại giá trị gì nhiều ngoài việc giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng thương hiệu. Thường thì việc tốt nhất mà họ có thể làm là thúc đẩy chiến dịch kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư khác. Ngược lại, viễn cảnh xấu nhất mà nhóm nhà đầu tư này mang lại đó là họ sẽ cho bạn những lời khuyên không mấy hữu dụng đi kèm với một thái độ tự tin thái quá. Vì thế, hãy thật cẩn thận khi lựa chọn nhà đầu tư thuộc nhóm này.

Image title


7. The Filler (AKA Dumb Money) - Nhà đầu tư chỉ tiền bạc

Bạn đang cố gắng kêu gọi mức đầu tư 1 triệu USD và mới chỉ được cam kết ớ mức 700 ngàn. Bạn đã quá mệt mỏi với chuyện gây vốn và tất cả những gì bạn muốn làm lúc này là quay về phát triển sản phẩm. Đó mới là những gì bạn thật sự yêu thích. Vì thế bạn chỉ muốn vớ lấy ngay những nhà đầu tư nào sẵn sàng đặt bút ký những tấm séc mệnh giá khổng lồ mà không cần quan tâm đến chuyện ông ta có mang lại giá trị gì lớn lao cho công ty mình hay không thì đây chính là nhóm nhà đầu tư mà công ty bạn đang cần. Rõ ràng rằng việc tìm ra một nhà đầu tư có thể cùng bạn phát triển sản phẩm là rất quan trọng, nhưng việc có vốn để thúc đẩy các vòng đầu tư khác còn quan trọng hơn. (Miễn là nhà đầu tư đó đừng làm giảm giá trị công ty của bạn)

Hãy cẩn trọng và xem xét thật kỹ nhà đầu tư phù hợp với bạn, với mục tiêu, định hướng và hoàn cảnh của doanh nghiệp hiện tại.

Tổng hợp

Thực hiện:

TIN LIÊN QUAN