Co-founder Startup Weekend: “Người làm khởi nghiệp cần có tham vọng và tin rằng mình có thể làm được những gì thế giới đã làm”

Nguyễn Như Ý - 14/06/2016

Co-founder của cuộc thi Startup Weekend - một cuộc thi đã có mặt tại hơn 150 quốc gia và tổ chức hơn 3000 sự kiện, Franck Nouyrihgat đã có buổi chia sẻ kinh nghiệm Khởi nghiệp tại Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TP HCM chiều 13/6. Phóng viên startup.vitv.vn đã có buổi phỏng vấn với Frank một số quan điểm về Khởi nghiệp và những lời khuyên cho startup khi bắt đầu sự nghiệp của mình, các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Các tin tức khác về Startup weekend

Chung kết cuộc thi Startup Weekend tại TP HCM

Khởi động cuộc thi Startup Weekend Saigon May 2016


Chào Franck, ông có thể chia sẻ những lầm tưởng phổ biến của startup khi khởi nghiệp?

Khi một startup bắt đầu một doanh nghiệp, mục tiêu của họ là giải quyết một vấn đề trong phân khúc khách hàng của mình. Sau một thời gian thực hiện, họ mới nhận ra đã có nhiều người cũng làm giống mình. Đây không hẳn là sai lầm. Tôi cho rằng, làm startup là mình đưa ra một khái niệm, từ đó, họ học tập và sửa chữa sai lầm từ những người đi trước.

1. Theo ông, thế mạnh và điểm yếu của hệ sinh thái khởi nghiệp trẻ như Việt Nam?

Điểm mạnh: tiềm năng phát triển nhiều, nhiều cơ hội.

Điểm yếu: cần thời gian để biết hệ sinh thái đã chín muồi hay chưa, thường là 3 thế hệ.

Việt Nam là một hệ sinh thái trẻ và có nhiều cơ hội. Các founder của Việt Nam nên nhận ra rằng thế giới là phẳng và mình hoàn toàn có thể đi ra thế giới, có thể tạo ra những công ty có sản phẩm phục vụ cho khách hàng toàn thế giới. Do đó, người làm khởi nghiệp cần có tham vọng và tin rằng mình có thể học hỏi và làm được những gì thế giới đã làm.

2. Nói về việc Chính phủ các nước hiện nay tập trung nguồn lực hỗ trợ cho sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước họ, có quan điểm cho rằng, thay vì đầu tư cho startup, Chính phủ nên đầu tư cho các doanh nghiệp lớn để làm tăng quy mô và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp này so với các doanh nghiệp khác trong khu vực và trên thế giới. Quan điểm ông như thế nào về vấn đề này?

Các Chính phủ trên thế giới luôn suy nghĩ về tương lai và làm mọi cách để hỗ trợ cho nền kinh tế. Để làm được điều này thường có 2 cách: hỗ trợ cho các công ty lớn nhằm tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân và hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới.

Tôi cho rằng, về lâu dài, một công ty nhỏ sẽ thành công ty lớn. Các công ty lớn có thể hỗ trợ startup bằng kinh nghiệm của mình. Khi các công ty startup khi phát triển đến một mức nào đó, các công ty lớn có thể mua bán, sát nhập các công ty này. Việc hỗ trợ cho hai đối tượng doanh nghiệp này nên thực hiện cả hai một cách khéo léo tùy vào mức độ cần thiết và tính chiến lược của mỗi phân khúc.


3. Lời khuyên cho startup tại các hệ sinh thái khởi nghiệp còn trẻ như Việt Nam?

  • Thứ nhất, nên thử:Việt Nam là quốc gia đang phát triển và cơ hội cho nền kinh tế đang phát triển rất nhiều. Trong 10 - 20 năm nữa sẽ có nhiều công ty thành lập và nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và gặt hái được thành công. Các bạn hãy học và cố gắng tạo ra một cái gì đó.
  • Thứ hai, các bạn khởi nghiệp nên học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, xin họ lời khuyên và liên kết với nhau để cùng xây dựng một hệ sinh thái tốt.

4. Có ý kiến cho rằng, làm khởi nghiệp, bạn chỉ cần có sản phẩm tốt, thực thi tốt và kiếm được tiền từ sản phẩm của mình trước khi quá quan tâm vào chuyện gọi vốn đầu tư, ông nghĩ sao về vấn đề này?

Để khởi nghiệp, bạn không cần quá nhiều tiền. Bạn có thể làm việc và tiết kiệm, tầm 10 – 15 nghìn USD bạn đã có thể làm gì đó kha khá. Nếu bạn có sản phẩm tốt, sản phẩm của bạn phục vụ cho khách hàng tốt thì bạn gọi vốn để phát triển ở một tầm cao hơn. Tuy nhiên, tiền không phải là vấn đề quá lớn, tiền sẽ tự tới và tiền không nên là một cái cớ để mình không khởi nghiệp.


5. Ông có lời khuyên gì cho các bạn trẻ khi họ sử dụng Business Model canvas (BMC) để bắt đầu doanh nghiệp của mình?

BMC khác với Business plan (bản Kế hoạch kinh doanh). BMC là một công cụ giúp bạn tìm ra mô hình cho doanh nghiệp của mình. BMC mang lại hai giá trị nòng cốt và căn bản:

  • Giá trị sản phẩm mình mang lại cho khách hàng của mình. Và
  • Phân khúc khách hàng của doanh nghiệp mình ở đâu.

Ngoài ra, Customer Discovery là cuốn sách đồng tác giả với BMC cũng là một quyển sách khá thú vị các bạn nên tham khảo. Nội dung sách nói về cách làm thế nào để biết được khách hàng của mình muốn gì, các bạn làm startup nên ra ngoài và gặp trực tiếp khách hàng của mình. Chỉ khi startup đi ra ngoài gặp khách hàng, tương tác trực tiếp với khách hàng để biết sản phẩm mình đang xây dựng có hữu dụng hay không, có thực sự giải quyết được vấn đề hay không và làm lại quá trình đó.

Cảm ơn ông đã tham gia buổi phỏng vấn của startup.vitv.vn.

Ý Nguyễn

Ảnh: Lê Nhiên

Thực hiện:

TIN LIÊN QUAN