Thương mại điện tử (TMĐT) hiện là mảnh đất kinh doanh đầy màu mỡ cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo thống kê của Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), năm 2015, người Việt Nam mua hàng qua hình thức TMĐT đạt 4,07 tỉ USD, tăng 37% so với năm 2014 và chiếm 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này các startupers cần phải biết lựa chọn đúng nền tảng TMĐT phù hợp với sản phẩm của mình. Dưới đây là 5 nền tảng TMĐT tốt nhất cho doanh nghiệp. Mời quý vị tham khảo cùng Startup.vitv.vn nhé.
1. Shopify
Shopify là một trong những công ty tiên phong trong cuộc cách mạng TMĐT trên phạm vi toàn cầu. Shopify được thành lập năm 2006, trụ sở đặt tại Canada. Tính đến thời điểm đầu năm 2016, có hơn 200.000 website trên toàn cầu đang sử dụng nền tảng Shopify.
Khác với những đối thủ cạnh tranh khác, Shopify luôn tiên phong áp dụng những công nghệ mới và tiên tiến nhất của internet để tích hợp vào website sử dụng Shopify. Cùng với đó, Shopify sở hữu đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về thương mại điện tử nói riêng và công nghệ internet nói chung.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, Shopify hiện tại đang là nền tảng thương mại điện tử tốt nhất trên thế giới. Shopify cũng được giới thiệu bởi những trang công nghệ lớn nhất thế giới như: TechCrunch, Mashable, The New York Times, The Wall Street Journal.
2. Bigcommerce
Bigcommerce là nền tảng giúp người dùng thiết lập một trang web, chọn tên miền, thiết lập giỏ mua hàng an toàn cho khách hàng, tái tạo danh mục, thiết lập tài khoản email, sử dụng dạng mục rộng lớn của các công cụ tiếp thị và thiết lập một cửa hàng điện thoại di động được tối ưu hóa. Ngoài ra, Bigcommerce còn có các công cụ SEO giúp người dùng cải thiện thứ hạng tìm kiếm và các ứng dụng giúp trang web chạy dễ dàng hơn.
Với Bigcommerce, công tác tạo cửa hàng được thực hiện khá đơn giản và được hướng dẫn rõ ràng. Do đó, người dùng có thể bắt đầu việc kinh doanh ngay sau khi tạo web vài phút.
3. WooCommerce
WooCommerce là một công cụ tuyệt vời cho doanh nghiệp dùng website hoặc blog bằng WordPress. Ứng dụng này chạy như một plugin giỏ hàng, có nghĩa là người dùng có thể tích hợp nó trên một site sẵn có hoặc tạo một cửa hàng độc lập.
Bên cạnh đó, WooCommerce cũng cho phép tùy biến, nghĩa là người dùng có thể cài đặt để ứng dụng phù hợp với website.
Ngoài ra, WooCommerce có thể tích hợp với tài khoản Paypal. Do đó, bạn chỉ cần trả các phí giao dịch của Paypal thay vì phí thanh thoán của nhà bán buôn.
Hầu hết nội dung trên WooCommerce là miễn phí. Tuy nhiên, nếu muốn có các theme và các chức năng bán hàng thì người dùng phải thêm phí từ 79 đến 139 USD.
4. Prestashop
PrestaShop là hệ thống cửa hàng mã nguồn mở, cho phép người dùng sử dụng phần mềm miễn phí. Nhưng khách hàng khi sử dụng PrestaShop phải trả phí lưu trữ ở nhà cung cấp thứ 3.
PrestaShop có 300 đặc điểm hữu ích cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Với PrestaShop, người dùng có thể thể tích hợp của hàng với Paypal, Mạng xã hội, thêm các chức năng như thanh toán, thể giảm ra, theo dõi bán hàng, phóng to ảnh hay hỗ trợ tiền tệ.
Một vấn đề khác người dùng cần lưu ý là hệ thống mã nguồn mở đòi hỏi rất nhiều nhân lực quản trị. Nếu không có chuyên môn IT thì tốt hơn doanh nghiệp nên thuê một người phụ trách công nghệ để đảm bảo web chạy ổn định.
5. Magento
Không giống như các nền tảng trên, Magento có thể dễ dàng mở rộng cửa hàng để đáp ứng các công việc kinh doanh lớn. Đây là nền tảng dùng cho các doanh nghiệp muốn phát triển nhanh chóng.
Hiện nay, Magento gần như có đầy đủ các tính năng cho 1 cửa hàng trực tuyến từ quy mô nhỏ đến các quy mô lớn. Một số tính năng tiêu biểu của Magento: